|
Hàng nghìn người biểu tình giơ cao điện thoại trên một khu phố ở Hong Kong. Ảnh: news |
Sau khi triển khai cảnh sát chống bạo động, hơi cay và gọi biểu tình là "bất hợp pháp" hồi đầu tuần, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh giờ đang cân nhắc làm thế nào để kiểm soát hàng chục nghìn người đổ ra đường phố, phong tỏa giao thông công cộng để đòi quyền bầu cử tự do và công bằng vào năm 2017.
Cả Hong Kong tê liệt trong suốt Tuần lễ Vàng - thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm khi những người TQ đại lục tới Hong Kong mua sắm mùa nghỉ lễ.
Cách thức TQ kiểm soát và xử lý phong trào biểu tình đang thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Bruce Jacobs - Giáo sư danh dự Đại học Monash (Australia) nghiên cứu châu Á cho hay, hàng loạt khả năng có thểxảy ra. “Những gì tôi đoán và những gì tôi e ngại là hoàn toàn khác nhau. Tôi e TQ có thể phản ứng rất cứng rắn".
“Mặt khác, nếu TQ nhượng bộ và chấp thuận với cam kết bầu cử cởi mở hơn, người Hong Kong có nhiều quyền hơn trong bầu cử thì sau đó mọi thứ có thể được giải quyết hòa bình hơn", ông nói.
|
Một người biểu tình bọc kín mặt và tay tránh hơi cay. Ảnh: news |
Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg đã triệu tập đại sứ TQ để thể hiện "sự thất vọng và quan ngại" về những kế hoạch của Bắc Kinh trong chỉ định các ứng viên cho cuộc bầu cử sắp tới ở Hong Kong. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng dự kiến gặp gỡ với người đồng cấp TQ Vương Nghị để thảo luận về tình hình.
Tuy nhiên, theo giáo sư Jacobs, sự kiêu hãnh của các lãnh đạo TQ đồng nghĩa với việc họ không muốn các nước khác nói về điều mà họ coi là công việc nội bộ. “Sự kiêu hãnh ấy khiến họ tự tin vào sức mạnh và lối đi của mình, nó có thể dẫn đến những tính toán sau lầm cả trong đối nội và đối ngoại", ông cho biết. "Họ không có cơ chế phản hồi nên sựkiêu hãnh càng được củng cố".
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Murdoch Kevin Hewison nói, thời điểm Tuần lễ Vàng đồng nghĩa với việc phản ứng của TQ sẽ được đặc biệt chú ý khi có nhiều người TQ đại lục sẽthăm Hong Kong và chứng kiến tận mắt cuộc biểu tình ở đây.
“Họ sẽ đem thông tin về các thành phố khác ở TQ", ông giải thích. “Chính phủ TQ đang lo ngại về mọi thứ... Họ lo nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát".
Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới viễn cảnh tồi tệ của phong trào biểu tình ở Hong Kong. Đầu tuần này, giámđốc chương trình Đông Á của Viện Lowy - Merriden Varrall - viết rằng: “Ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo TQ đều ý thức được những tác động của sự kiện với vị thế quốc tếcủa TQ. Quan trọng hơn là tác động tới sự phát triển nội địa nước này".
“Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế TQ và vai trò ngày càng lớn của TQ đối với những vấn đề quốc tế, tôi tin là TQ khó chọn lựa bạo lực để đối phó với người biểu tình ở Hong Kong", bà nhấn mạnh.