Sản phẩm
Tin tức

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với VN: Báo Trung Quốc tức tối

Ngày: 12/10/2014

Báo Trung Quốc ngày thứ sáu vừa qua đã đăng bài viết phản đối quyết định Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lớn tiếng gọi đây là hành động can thiệp và gây bất ổn ở khu vực.

Mỹ dở bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington ngày 2/10.

 


 

 

Phản đối được đăng tải trong bài viết trên báo in của tờ Nhân dân Nhật báo, trang báo chính thức của chính phủ Bắc Kinh. “Đây không phải là hành động có suy xét”, tờ báo cho biết.“Hơn nữa chính sách là sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân quyền lực ở khu vực”.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này công bố Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập niên qua đối với Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược rộng hơn của Mỹ, nhằm giúp các nước châu Á ở Biển Đông củng cố khả năng an ninh hàng hải.

 

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết việc bán bất cứ loại vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một, nhưng chỉ tập trung trong lĩnh vực phòng thủ, và hoàn toàn không phải là “một động thái chống Trung Quốc”.

 

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt ở Hoàng Sa, tăng cao. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy hồi tháng 8 tàu hải quân Trung Quốc đã chặn và lục soát các tàu cá Việt Nam, thu giữthiết bị của họ.

 

Tờ Nhân dân Nhật báo lập luận một cách không ăn nhập rằng vì: “Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuẩn về nguyên tắc chỉ đạo cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển…đã thiết lập nhóm làm việc song phương để thảo luận về việc phát triển chung trên biển năm 2013” nên “việc nhập khẩu vũ khí Mỹ sẽkhông giúp gì cho sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước. Nó sẽ gây tổn hại sự ổn định và làm phức tạp thêm căng thẳng giữa hai nước”.

 

Cảnh báo xung đột gián tiếp Trung -Mỹ

 

Bài báo cũng chĩa công kích vào chính sách của Mỹ và tỏ ra tịnạnh rằng: “Chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Mỹ vẫn đang duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, giới hạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao khác”, tờ báo này cho hay.

 

Tờ Nhân dân Nhật báongoài gọi việc dỡ bỏ một phần lện cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là “sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân bằng quyền lực ở khu vực” mà còn là cách “để giành ảnh hưởng” ở châu Á.

 

Sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc hiện là mối lo ngại lớn của Mỹ và các nước khác trong khu vực. Philippines, một đồng minh của Mỹ, hiện đang củng cố lực lượng hải quân của mình và củng cố mối quan hệ quân sự với Mỹ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc tăng cao. Cho đến nay, Philippines đã cho triển khai 2 tàu từng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ vào đội tàu của hải quân nước này.

 

Nhật, nước cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở HoaĐông, đang xem xét điều chỉnh hiến pháp hòa bình thời hậu chiến tranh Thế giới lần II, cho phép hành động quân sự trực tiếp hỗ trợ các đồng minh.

 

Tờ Nhân dân Nhật báocho rằng quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí của Mỹ “đi ngược trực tiếp với mục đích Mỹ đã tuyên bố là duy trì hòa bình và ổn định và nó cản trở mối quan hệTrung-Mỹ”.

 

“Mỹ cần phải lưu ý rằng chính sách thiển cận về bán vũ khí này với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được xem là ví dụ của xung đột gián tiếp” với Trung Quốc – tờ báo cảnh báo.

 

CÔNG TY TNHH SX TM XD QUANG THUẬN

Địa chỉ: B7/160 Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo  A, Quận Bình Tân, Tp.HCM

Điện Thoại  : 0909.627.292 - 0942.627.292 - 0858.627.292

Email: quato@quato.com.vn  -   Website: www.quato.com.vn                                                                                       Copyright © 2014 Quang Thuan Co., Ltd.All right reserved

 

Developed by visolution.vn
  • Facebook
  • Twitter
  • Zalo
  • skype