Xuất hiện trên sân khấu tại Lễ ra mắt sản phẩm nửa cuối năm 2012 của Canon cuối tuần trước, bà Lê Thị Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Lê Bảo Minh, là đơn vị phân phối độc quyền nhãn hàng Canon tại Việt Nam, đã thẳng chắn chia sẻ quan điểm của bà về “vấn nạn” hàng xách tay.
Theo bà Hải, thị trường CNTT đang trong thời điểm khó khăn bởi nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, đại diện công ty Lê Bảo Minh nhấn mạnh việc các đại lý cấp hai nhập hàng từ công ty này đang khiến thị trường bế tắc bởi việc bán xen kẽ giữa hàng chính hãng và hàng xách tay.
Bà Hải nói phía công ty sẽ lắng nghe những chia sẻ từ các đại lý để cùng hợp tác đôi bên cùng có lợi. “Chúng tôi sẵn sàng nhập hàng cho các đại lý bằng giá lấy trực tiếp của đại lý cấp một. Chúng tôi chấp nhận hy sinh lợi nhuận trong tương lai ngắn để tiến tới hoạt động kinh doanh ổn định trong lâu dài”, bà Hải nhấn mạnh trong lần đầu tiên thẳng thắn chia sẻ trước hơn 200 đại lý từcác tỉnh thành trong cả nước.
Nói về hiện tượng hàng xách tay tràn lan trên thị trường, ông Nick Yoshida - Chủ tịch & Tổng giám đốc Canon Marketing Việt Nam, cho rằng đây là một vấn đề phức tạp mà nhiều hãng gặp phải, không phải riêng gì Canon. Lý do dẫn đến hiện tượng này là mức chênh lệch giá ở các thị trường, do hệ thống thuế, tỉ giá ngoại tệ, chi phívận chuyển cùng nhiều chi phí khác ở mỗi quốc gia lại khác nhau.
Các hãng sản xuất đã tỏ ra lo ngại khi hàng xách tay tràn lan trên thị trường.
“Về phía Canon, chúng tôi chỉ có thể cố gắng quản lý về giá của hệ thống đại lý cấp một chứ không thể quản lý hoàn toàn về giá của các đại lý cấp hai hay cấp ba. Tuy nhiên, tôi có thểđảm bảo về chất lượng của tất cả sản phẩm Canon được bán tại cácđại lý chính hãng bởi tất cả các sản phẩm được đưa ra từ nhá máy của Canon đều có chất lượng đồng nhất. Bên cạnh đó, Canon đang từng bước nỗ lực cân bằng hệ thống giá sản phẩm trên toàn cầu, thu hẹp khoảng cách về giá giữa các thị trường”, đại diện Canon nhấn mạnh.
Có một khó khăn mà Canon nhắc đến đó là họ không thể cam kết đưa ra mức giá chung cho tất cả các thị trường do các yếu tốkhác biệt về thuế, tỷ giá.... nhưng hãng này đang cố gắng để đưa mức chênh lệch về thấp nhấp có thể. “Nếu như bạn để ý thì có thể nhận thấy thời gian gần đây, khoảng cách về giá giữa sản phẩm chính hãng và sản phẩm xách tay đã được thu hẹp so với vài năm trước. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực để mang đến hệ thống giá tốt nhất”, ông Nick Yoshida nói.
Theo đại diện Canon, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là suy nghĩ của người dùng. Những năm qua, Canon Marketing Việt Nam có rất nhiều cố gắng để thuyết phục người dùng sử dụng sản phẩm chính hãng. Có rất nhiều lợi ích mà khi mua sản phẩm ngoài luồng, khách hàng sẽ không thể có được, ví dụ như chương trình bảo hành, khuyến mãi, hay các dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng. Hay như khi phân phối sản phẩm vào thị trường Việt Nam, chúng tôi còn quan tâm đến yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm bất chấp điều kiện thời tiết ở mỗi khu vực. Đây cũng là một trong các lý do người tiêu dùng thông minh nên cân nhắc trong việc lựa chọn mua sản phẩm chính hãng hay từ các nguồn bên ngoài.
Chia sẻ với báo giới, ông Nick Yoshida hi vọng các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực quản lý thị trường và hải quan tiếp tục nỗlực chung tay giúp các doanh nghiệp sản xuất, ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng xách tay không hợp pháp, tất cả vì lợi ích chung của thị trường và người tiêu dùng.
Trong khi đó, chia sẻ với Dân trí, đại diện Nokia Việt Nam cũng nói rằng vấn nạn hàng xách tay cũng đã được hãng này nhắc đến nhiều với các đại lý. Nokia khuyến khích các đối tác không nên bán hàng xách tay. Hãng sản xuất di động này đã từng ngừng nhập hàng cho đại lý vi phạm quy định trên, trong đó có Hoàng Hà Mobile. Được biết từ nhiều năm nay Nokia đã duy trì niêm yết giá bán chính hãng hợp lý, không có sự chênh lệch nhiều với hàng xách tay. “Đây là chiến lược của Nokia trong 1 thời gian rất dài nhằm ngăn chặn hàng xách tay”, đại diện Nokia nhấn mạnh.
Câu chuyện về hàng chính hãng và hàng xách tay cũng từng gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức kinh doanh trong thời gian qua khi chính đại lý cấp một là FPT Retail, đơn vị uỷquyền cao cấp nhất của Apple tại Việt Nam, lên tiếng “tố cáo” đại lý cấp 2 là Thế giới di động vi phạm các điều khoản hợp đồng về phân phối khi đại gia di động này trưng bày 140 sản phẩm iPhone 6 và 6 Plus xách tay tại hơn 70 cửa hàng họ tại Việt Nam để mời người dùng trải nghiệm và đặt hàng trước khi hàng chính hãng được nhập về.
Việc bán hàng xách tay với giá rẻ hơn, và trong khi nhà sản xuất chưa đưa sản phẩm về Việt Nam được xem như là sự nhanh nhạy, nhạy bén thịtrường. “Tuy nhiên, việc làm này gián tiếp ảnh hưởng đến những đơn vị khác đang tuân thủ pháp luật, tuân thủ nghiêm túc quy định của các hãng sản xuất và gây hoang mang trong người tiêu dùng đối với phân khúc hàng chính hãng”, một đại lý bán lẻ nhận xét