|
Ảnh chụp cho thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc của biển hồ Aral từ tháng 8/2001 (ảnh trái) đến tháng 9/2014 (ảnh phải).Ảnh: NASA
|
Loạt ảnh chụp do vệ tinh Terra của NASA cung cấp, đã hé lộ sự thay đổi gây sửng sốt của biển hồ Aral từ năm 2000 đến năm 2014. Từng là biển hồ lớn thứ 4 thế giới, nhưng một dự án chuyển hướng nước quy mô do Liên Xô khởi xướng hồi những năm 1960 đã khiến biển hồ Aral teo rút đáng kể, và đến năm nay đã khô cạn hoàn toàn lần đầu tiên.
Theo NASA, hồi những năm 1960, Liên Xô đã thực hiện dự án chuyển hướng nước quan trọng trên các vùng đồng bằng khô cạn của Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Hai con sông lớn trong khu vực, vốn dồi dào nước do tuyết tan chảy và sự lắng đọng ở các ngọn núi xa xôi, đã được sử dụng để biến sa mạc thành các nông trang trồng bông và các cây vụ mùa khác.
Trước dự án, hai con sông Syr Darya và Amu Darya đã chảy từ các ngọn núi, len lỏi xuống phía tây bắc, xuyên qua sa mạc Kyzylkum và cuối cùng hợp lại ở vùng trũng nhất của lòng chảo, tạo thành biển hồ Aral.
Mặc dù dự án tưới tiêu giúp sa mạc phát triển xanh tươi, nhưng nó đã phá hoại biển hồ Aral. Các bức ảnh vệ tinh của NASA đã ghi lại những thay đổi này. Cụ thểlà, vào năm 2000, biển hồ vẫn còn một phần nhỏ quy mô khổng lồ trước đây của nó vào năm 1960 (đường đen). Biển hồ Bắc Aral (đôi khi còn gọi là biển hồ Aral nhỏ)đã chia tách khỏi biển hồ Nam Aral (biển hồ Aral lớn). Và biển hồ Nam Aral chia tách thành 2 nhánh phía đông và phía tây, dính liền mong manh với nhau ở cả haiđầu nhánh.
Đến năm 2001, sự liên kết ở phía nam đã bị cắt đứt và phần phía đông nông hơn nhanh chóng co rút trong nhiều năm tiếp theo. Đặc biệt, các lần teo rút lớn ởnhánh phía đông của biển hồ Nam Aral dường như xảy ra vào khoảng giữa những năm 2005 - 2009, khi sự khô hạn làm giới hạn và rồi cắt đứt dòng chảy của sông Amu Darya.
Các mức nước của biển hồ sau đó dao động hàng năm, luân phiên theo mùa khô vàẩm ướt từ năm 2009 - 2014. Tình trạng khô hạn năm 2014 đã khiến nhánh phía đông của biển hồ Nam Aral khô cạn hoàn toàn lần đầu tiên ở thời hiện tại. Khi biển hồkhô cạn, các ngư trường và những cộng đồng sống phụ thuộc vào chúng cũng suy sụp.
Nước ngày càng mặn bị ô nhiễm bởi phân bón và thuốc trừ sâu. Bụi thổi tung lên từ đáy biển hồ khô cạn, vốn bị nhiễm độc hóa chất nông nghiệp, đã trở thành một hiểm họa đối với sức khỏe công chúng.
Theo NASA, việc mất ảnh hưởng điều hòa của nước cũng dẫn tới tình trạng nhiệtđộ khắc nghiệt hơn trong vùng, khiến mùa đông lạnh hơn và mùa hè nóng cũng nhưkhô hơn. Bụi muối mặn bị thổi tung khỏi đáy biển hồ, bao phủ các cánh đồng đã làm xói mòn đất. Đất trồng cũng đòi hỏi phải được tưới nước ngày càng nhiều hơn nữa.
Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn một phần biển hồ, Kazakhstan đã xây một con đập giữa miền bắc và miền nam biển hồ Aral. Được hoàn thành năm 2005, con đập về cơ bản là án tử đối với biển hồ Nam Aral, vốn được đánh giá là không thể cứu vãn. Toàn bộ nước chảy vào lòng chảo sa mạc từ sông Syr Darya hiện dồn về biển hồ Bắc Aral.
Từ năm 2005 - 2006, mức nước ở phần đó của biển hồ đã tăng đáng kể trở lại và từ đó đến nay, tăng một lượng rất nhỏ, nhưng rõ thấy.
Các sự khác biệt về màu nước là do những thay đổi trầm tích.