Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này qua hành vi ứng xử của DN với CN, như: không ký hợp đồng với người lao động quá 2 lần; đóng BHXH, BHYT trên nền lương tối thiểu.
nhập thấp khiến CN không thể tích lũy để lo cho tương lai nên mong muốn nhận trợ cấp BHXH một lần của họ là điều dễ thông cảm. Báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ ra thực trạng này: Trong số 80% người hưởng BHXH, có đến 72% người hưởng trợ cấp 1 lần là làm việc từ 1-3 năm. Rõ ràng, số đông CN mong muốn được làm việc lâu dài nhưng thực tế không như kỳ vọng. Bên cạnh đó, hiện lương hưu quá thấp, không tạo động lực cho CN.
Theo dõi phản ứng của CN tại các DN về điều 60 Luật BHXH cũng như những ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội, cá nhân tôi ủng hộ đề xuất của Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng. Một là, sửa điều 60 đúng như quy định Luật BHXH năm 2006, tức người lao động sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần thì được hưởng chế độ này.
Hai là, Quốc hội ra nghị quyết tạm dừng thi hành điểm a, khoản 1, điều 60 và điểm a, khoản 1, điều 77 Luật BHXH và áp dụng theo quy định cũ khi chờ sửa luật này. Luật ký “chưa ráo mực” đã sửa liền thì không phù hợp nhưng trong trường hợp này không thể không điều chỉnh bởi nó xuất phát từ nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của số đông CN.