Sản phẩm
Tin tức

Cảnh tỉnh sau đề xuất của một Tiến sĩ giáo dục

Ngày: 02/12/2014

àng trăm ý kiến bày tỏ sự đồng tình với quan điểm nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi của PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp . Bên cạnh đó vẫn có những phản biện và đề xuất để kỳ thi này thực chất hơn.

Tiếng nói giáo viên

Rất nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp được chính các thầy cô đã trải qua việc thi giáo viên dạy giỏi gửi về VietNamNet.

 

tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Trong ảnh: Một tiết dạy của cô trò Trường TH Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Độc giả Trần Tình cho biết: “Hồi đầu (cách đây khoảng 15 năm về trước), thi giáo viên giỏi (GVG) còn tương đối thực chất và có tác dụng thúc đẩy thi đua. Nhưng sau đó cứ tiêu cực dần. Khi bệnh thành tích đã trầm trọng, thi GVG cũng giống như HS thi tốt nghiệp khi đó. Tiến sĩ đã nói hoàn toàn đúng với thực tế nhiều năm qua..."

Độc giả Phạm Tuấn Anh cho biết: “Tôi là một giáo viên ở trường THCS và đã từng nhiều lần thi giáo viên dạy giỏi. Tôi đã 5 lần là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, đã 2 lần được tăng lương sớm trước thời hạn vì đạt giáo viên giỏi nhưng tôi đồng ý với tác giả bài viết này.

Theo tôi hiện nay thi giáo viên dạy giỏi nó không phản ánh được năng lực của giáo viên. Vì khi đã thi thì giáo viên tập trung vào bài dạy rất nhiều, ôn luyện nhiều nên hầu như ai thi cũng đạt GVG tối thiểu là cấp quận, huyện nhưng kéo theo là vô vàn điều tác hại.

Thứ nhất: cô giáo sẽ bỏ hoặc chỉ dạy qua quýt các tiết khác không phải là tiết để dự thi. Thứ hai: cô chỉ tập trung vào lớp cô dạy để thi còn lớp không thi thì gần như nhờ GV khác dạy hộ hoặc có dạy thì cũng không được như bình thường.

Thứ 3 để phục vụ cho một cô giáo thi thì rất nhiều các thầy, cô khác vất vả nào là cử người dự giờ góp ý kiến để thay đổi nào là đổi giờ, đảo tiết để thuận lợi cho cô dạy nào là di chuyển lớp, di chuyển học sinh, mua sắm lãng phí. Nói chung là loạn trường”.

Độc giả Đoàn Kim Oanh trăn trở: “Tôi là một giáo viên tiểu học. Tôi vừa thi GV dạy giỏi xong và tôi thấy thực tế là học sinh bị thiệt thòi rất nhiều sau những đợt thi GV dạy giỏi. Mục tiêu của chúng tôi là làm thế nào cho HS giỏi chứ không phải làm diễn viên giỏi. 100% GV viên chúng tôi đều nhất trí bỏ thi GV dạy giỏi”.

“Là GV trong nghề 34 năm đến lúc về hưu tôi không bao giờ tham gia thi GV giỏi. Đúng như tiến sĩ nói. Chỉ chạy theo thành tích, thậm chí bây giờ thi còn chạy điểm. Tôi từng nói với cả lãnh đạo các cấp: thi GV giỏi như thi người mẫu thời trang, tiết dạy đó không bao giờ thực hiện trong thực tế” – độc giả Bùi Mạnh Đôn góp thêm tiếng nói.

“Rất tâm đắc với ý kiến của thầy Hợp. Đi thi GVG chẳng qua là đi diễn mà thôi. 2 tiết dạy giỏi mà phải diễn cả tháng trời thì chẳng nói lên được điều gì ngoài danh hiệu thật mà giả” – độc giả Nguyễn Thị Tú Trinh nêu ý kiến.

tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Trong ảnh: Một tiết dạy của cô trò Trường TH Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Độc giả Bùi Can chia sẻ: “Bản thân tôi là 1 GV nên tôi biết rất rõ mặt trái của phong trào thi GVG: Lớp dành cho GV được đầu tư thi GVG phải là lớp chọn từ những HS giỏi sẵn. Bài nào được chỉ định để thao giảng thì GV sẽ tập dượt trước. Các bài gọi là thi năng lực, thực chất là thi khả năng nhớ các văn bản về GD, chẳng giúp ích gì cho việc nâng cao trình độ GV hoặc giúp rất ít. Các sáng kiến kinh nghiêm thực chất là sưu tầm, xào đi nấu lại, chẳng có gì gọi là công trình khoa học cả....”

Độc giả Nguyễn Anh cho biết: “Tôi là hiệu trưởng hơn 20 năm, mỗi năm GV có 1 lần thi mà thấy càng buồn thêm. Cũng mong cấp có thẩm quyền xem xét vinh danh nhà giáo bằng hình thức, danh hiệu tương ứng, phù hợp, kích thích sự nổ lực cố gắng của cá nhân và tập thể nhà trường”.

Tranh luận

Ngược quan điểm, độc giả Ngô Văn Thính lập luận: “Thi GV giỏi là một hoạt động chuyên môn sâu rộng của tập thể sư phạm. Không phải giáo viên nào cũng "diễn" được đúng kịch bản mà đồng nghiệp đóng góp xây dựng.

tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi
Giờ lên lớp môn Vật lý theo phương pháp dạy học tích cực tại Bắc Giang - (Ảnh: Hạ Anh)

Ngoài ra trong tiết dạy còn nhiều tình huống để người dạy, người dự băn khoăn, suy nghĩ. Người GV qua mỗi cuộc thi đều thấy tự tin, điều này rất có lợi cho quá trình giảng dạy các tiết học sau của GV. Tuy nhiên cách tổ chức Hội thi như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn là điều chúng ta cần bàn. Không nên chỉ nhìn thấy điều tiêu cực nho nhỏ bên cạnh những lợi ích to lớn mà đã lên tiếng bỏ”.

Đồng tình với PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp song độc giả Nguyễn Văn Mến băn khoăn: “Trong bài, thầy có đề xuất lấy sự tiến bộ của học sinh làm tiêu chí xét giáo viên giỏi, theo suy nghĩ cá nhân, cách làm này "né" được nhiều tiêu cực mà thầy đưa ra nhưng sẽ đẻ ra một tiêu cực khác.

Đó là giáo viên, nhà trường muốn đạt chuẩn giáo viên giỏi, trường giỏi sẽ tìm cách nâng điểm cho học sinh để thể hiện sự "tiến bộ". Chuyện nâng điểm để học sinh qua môn không phải chuyện mới và chuyện hiếm."

Độc giả Phạm Xuân Nam cho rằng: “Đây là kỳ thi vô cùng áp lực cho GV mà không thực chất, ai trong GV cũng biết. Hãy bỏ cách thi và đánh giá cũ mà chuyển sang cách khác hợp lý hơn. Đừng cực đoan đến mức không đạt thì bỏ thi (như kiểu bỏ chấm điểm cấp Tiểu học như hiện nay). Do đó, cách thi giáo viên giỏi cũng cần có cải cách”

Những đề xuất

“Hãy cởi trói cho giáo dục. Thực tế chứng minh trường nào không đạt chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đều không tuyển sinh được. Hãy để các trường được tự chủ về chất lượng, chương trình, hoạt động, ngành nghề đào tạo.

Bộ GD-ĐT chỉ đi kiểm tra xem trường nào vi phạm Luật Giáo dục không thôi. Đất nước đã đổi mới gần 30 năm, nhưng giáo dục vẫn theo kiểu bao cấp như thế này sẽ kìm hãm sự phát triển. Nếu trường tôi được tự chủ hoàn toàn về ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo, tôi cam đoan chất lượng tốt hơn bây giờ” – độc giả Chiến lên tiếng.

Độc giả Thanh Hùng cho rằng: “Rất đơn giản: Tổ chức cho học sinh và giáo viên toàn trường tự bình chọn (cử luôn học sinh tham gia kiểm phiếu)”.

Từng làm giám khảo chấm thi GV dạy giỏi, độc giả Đặng Ngọc Thành cũng tán thành ý kiến đề xuất của PGS TS Nguyễn Hữu Hợp nên bỏ thi GV giỏi và “nếu công nhận GV giỏi thì nên đánh giá chất lượng học sinh đạt được ở cuối năm học mà GV đó phụ trách là hợp lý hơn”.

 

CÔNG TY TNHH SX TM XD QUANG THUẬN

Địa chỉ: B7/160 Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo  A, Quận Bình Tân, Tp.HCM

Điện Thoại  : 0909.627.292 - 0942.627.292 - 0858.627.292

Email: quato@quato.com.vn  -   Website: www.quato.com.vn                                                                                       Copyright © 2014 Quang Thuan Co., Ltd.All right reserved

 

Developed by visolution.vn
  • Facebook
  • Twitter
  • Zalo
  • skype